NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÂY SƠN TRA ( Docynia indica Wall.) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP TẠI VÙNG TÂY BẮC


Các tác giả

  • Hà Văn Tiệp Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Lê Anh Thanh Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Văn Hùng Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Hương Ly Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Hoàng Diệp Linh Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Phạm Đức Sơn Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Lò Thị Kiều Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Đinh Công Trình Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Cành ghép,, phương pháp ghép, thời điểm ghép, Sơn tra

Tóm tắt

Nghiên cứu này được triển khai nhằm bổ sung các thí nghiệm về ảnh hưởng của kiểu ghép, thời điểm ghép, chiều dài cành ghép đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây ghép Sơn tra. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, sau 6 tháng ghép, tỷ lệ sống của cây ghép tại thời vụ ghép tháng 12 với phương pháp ghép cành, kiểu ghép nối cho tỷ lệ sống cao nhất đạt 92,7% và sinh trưởng chiều cao chồi ghép cao nhất đạt trung bình 68,1 cm. Chiều dài cành ghép 6 - 8 cm, tỷ lệ sống cành ghép đạt cao nhất 93,3%, chồi ghép đạt chiều cao trung bình 67,5 cm. Sau khi ghép, cành ghép ra chồi ghép sớm nhất sau 13 ngày ghép và muộn nhất sau 20 ngày ghép. Trên cơ sở kết quả thí nghiệm kết hợp với các kết quả nghiên cứu khác mà Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc đã triển khai trước đó để xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống Sơn tra bằng phương pháp ghép, quy trình kỹ thuật đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật

Tài liệu tham khảo

1. Bộ NN&PTNT, 2014. Quyết định số 4961/QĐ-BNN-TCLN, ngày 17/11/2014, quyết định ban hành các loài cây chủ lực cho trồng rừng sản xuất và danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng theo các vùng sinh thái lâm nghiệp.

2. Bộ NN&PTNT, 2014. Quyết định số 44/2015/TT-BNNPTNT, ngày 23/11/2014, thông tư ban hành danh mục cây giống trồng lâm nghiệp chính.

3. Bộ NN&PTNT, 2021. Thông tư số 22/2021/TT-BNNPTNT, ngày 29/2/2021, quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính, công nhận giống và nguồn giống cây lâm nghiệp.

4. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La, 2020. Báo cáo kết quả trồng và bảo vệ rừng năm 2020.

5. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái, 2020. Báo cáo kết quả trồng và bảo vệ rừng năm 2020.

6. Chi cục Phát triển Lâm nghiệp tỉnh Điện Biên, 2020. Báo cáo kết quả trồng và bảo vệ rừng năm 2020.

7. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lai Châu, 2020. Báo cáo kết quả trồng và bảo vệ rừng năm 2020.

8. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai, 2020. Báo cáo kết quả trồng và bảo vệ rừng năm 2020.

9. Hà Văn Tiệp và Bùi Chính Nghĩa, 2014. Hướng dẫn kỹ thuật ghép Sơn tra, sổ tay hướng dẫn kỹ thuật dự án AFLI, Trung tâm Nông lâm Thế giới tại Việt Nam (ICRAF).

10. Vũ Đức Toàn và Đỗ Anh Tuân, 2017. Ảnh hưởng của phương pháp ghép và loại cành ghép tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây ghép Sơn tra (Docynia indica Wall.) giai đoạn vườn ươm.

11. Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La, 2014. Quyết định số 83/QĐ-SNN, ngày 27/3/2014 về việc cấp chứng chỉ công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp loài cây Sơn tra (Docynia indica) mã số SM.17.125 đến SM.17.192.

12. Vu Van Dung, 2009. Vietnam forest trees (second edition), Forest Inventory and Planning Institute.

13. Vũ Văn Thuận, 2006. Ứng dụng công nghệ sinh học để nhân giống cây Sơn tra tại Sơn La. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Sơn La.

14. Trần Thế Tục, 1996. Kỹ thuật trồng vải, trang 9 - 25, trong sách Những điều nông dân miền núi cần biết, Nhà xuất bản Nông nghiệp

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

0

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Tiệp, H.V., Thanh, L.A., Hùng, N.V., Ly, N.H., Linh, H.D., Sơn, P. Đức, Kiều, L.T. và Trình, Đinh C. 2024. NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÂY SƠN TRA ( Docynia indica Wall.) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP TẠI VÙNG TÂY BẮC. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 6 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2