ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN BÓN VÀ ÁNH SÁNG ĐẾN SINH TRƢỞNG CỦA CÂY RE GỪNG TRONG GIAI ĐOẠN VƢỜN ƢƠM


Các tác giả

  • Nguyễn Huy Sơn Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Văn Tiến Cục Kiểm Lâm

Từ khóa:

Cây con Re gừng, Phân bón thúc và chế độ ánh sáng, sinh trưởng

Tóm tắt

Re gừng (Cinnamomum obtusifolium) là loài cây gỗ bản địa, lá rộng thường xanh, có giá trị cả
về kinh tế, xã hội và môi trường, là một trong những loài cây trồng rừng chính của nhiều địa phương
trong những năm qua ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc trồng thành rừng loài cây này chưa nhiều, vì còn
thiếu một số cơ sở khoa học từ đặc điểm sinh lý, sinh thái đến kỹ thuật gieo ươm và trồng rừng. Vì vậy,
việc nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây con trong giai đoạn vườn ươm là cần thiết,
nhất là nhu cầu về phân bón và ánh sáng. Kết quả trong phạm vi nghiên cứu này cho thấy bón thúc bằng
cách tưới phân NPK (5:10:3) hoà tan trong nước lã với nồng độ 5% cho tỷ lệ sống cũng như khả năng
sinh trưởng cả về đường kính gốc và chiều cao của cây con Re gừng cao hơn bón thúc bằng nước phân
chuồng ngâm hoặc không bón thúc. Trong giai đoạn 2 tháng đầu kể từ khi gieo ươm, che sáng 50% là
phù hợp, tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng về chiều cao ở mức che sáng này đạt cao nhất với các giá trị
tương ứng là 99,07% và 21,56cm. Nhưng từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 che sáng 25% là phù hợp và
cây con có tỷ lệ sống cũng như khả năng sinh trưởng chiều cao đạt cao nhất với các giá trị tương ứng là
94,44% và 33,26cm, sau tháng thứ 6 có thể dỡ bỏ dàn che hoàn toàn để huấn luyện cây con trước khi
đem đi trồng rừng.

Tài liệu tham khảo

/1. Nguyễn Hữu Thước và cộng sự, 1964. Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến cây Xà cừ. Tập

san SVĐH III

/2. Nguyễn Văn Tiến, 2010. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và kỹ thuât nhân giống, gây trồng cây

Re gừng (Cinnamomum obtusifolium A. Chev.) tại Phú Thọ và Lạng Sơn. Luận văn Thạc sỹ

khoa học Lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

/3. Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Huy Sơn, 2011. Đặc điểm lâm học quần thể và khả năng tái sinh

của cây Re gừng ở vườn Quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, Viện

Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, số 2/2011.

/4. Nguyễn Hải Tuất và các cộng sự, 2005. Khai thác và sử dụng SPSS để sử lý số liệu nghiên cứu

trong lâm nghiệp. NXB Nông ngiệp, Hà Nội.

/5. Nguyễn Hải Tuất và các cộng sự, 2006. Phân tích thống kê trong lâm nghiệp. NXB Nông

nghiệp, Hà Nội.

/6. Forest Inventory and Planning Institute, 2009. Vietnam Forest Trees (Second Edition), Jica,

HaNoi – 2009, P388.

Tải xuống

Đã xuất bản

14-01-2024

Số lượt xem tóm tắt

5

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Sơn, N.H. và Tiến , N.V. 2024. ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN BÓN VÀ ÁNH SÁNG ĐẾN SINH TRƢỞNG CỦA CÂY RE GỪNG TRONG GIAI ĐOẠN VƢỜN ƢƠM. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 1 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.