KẾT QUẢ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT GIỐNG VÀ LÂM SINH XÂY DỰNG MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG KEO TAI TƯỢNG CUNG CẤP GỖ LỚN TẠI QU ẢNG TRỊ


Các tác giả

  • Lê Công Định Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Vũ Đức Bình`` Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Lê Xuân Toàn Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Nguyễn Thị Thanh Nga Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Nguyễn Hải Thành Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Hà Văn Thiện Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Nguyễn Thị Kim Vui Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Phạm Tiến Hùng Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ

Từ khóa:

Gỗ lớn, Keo tai tượng, kỹ thuật lâm sinh, Quảng Trị

Tóm tắt

Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu ứng dụng quản lý vật liệu hữu cơ sau
khai thác và ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao năng
suất và chất lượng rừng trồng Keo tai tượng cung cấp gỗ lớn tại Quảng Trị. Sau 4,5
năm tuổi, các mô hình thí nghiệm có tỷ lệ sống đạt trên 81,7%, sinh trưởng đường
kính bình quân (D1,3)
= 12,1 cm, chiều cao bình quân (Hvn) = 13,4 m, đường kính
tán bình quân (Dt) = 4,0 m. Trữ lượng đạt 113,5 m
3
/ha, lượng tăng trưởng bình
quân năm(M) đạt 25,2 m
3
/ha/năm. Chỉ tiêu chất lượng thân cây khá tốt Icl = 15,6
điểm. Việc tỉa cành làm giảm sinh trưởng của cây rừng ở giai đoạn đầu do giảm
diện tích quang hợp của tán lá. Tuy nhiên việc tỉa cành bước đầu đã tạo cây rừng có
hình thái cây đẹp, có đoạn gỗ thẳng đẹp phù hợp với trồng rừng gỗ lớn. Giai đoạn
4,5 tuổi, các chỉ tiêu sinh trưởng và chỉ tiêu chất lượng tổng hợp của công thức tỉa
cành đều cao hơn hẳn công thức không tỉa cành và có sự khác nhau giữa các công
thức thí nghiệm. Việc tỉa thưa có ảnh hưởng rất tốt đến sinh trưởng đường kính và
thể tích thân cây và có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm. Về sinh trưởng
đường kính bình quân và thể tích thân cây bình quân, công thức mật độ 800 cây/ha
và 1.000 cây/ha là tốt nhất, tiếp theo là công thức mật độ 1.200 cây/ha và kém nhất
là công thức không tỉa thưa. Tuy nhiên, việc tỉa thưa cũng làm giảm đáng kể trữ
lượng rừng. Do đó, việc tỉa thưa ở tuổi 3 để lại mật độ 800 - 1.000 cây/ha là phù
hợp cho kinh doanh gỗ lớn ở Quảng Trị.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2021. Quyết định số 1558/QĐ-BNN-TCLN ngày 13/4/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2020.

2. Phạm Thế Dũng, 2004. Năng suất rừng trồng keo lai ở vùng Đông Nam Bộ và những vấn đề kỹ thuật - lập địa cần quan tâm. Thông tin Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp, số 2.

3. Trần Lâm Đồng, 2018. Kỹ thuật tỉa thưa để chuyển hóa rừng sản xuất gỗ nhỏ thành rừng sản xuất gỗ lớn Keo tai tượng. Báo cáo kết quả nghiên cứu tiến bộ kỹ thuật. Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam. Hà Nội.

4. Võ Đại Hải, 2019. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để phát triểntrồng rừng cung cấp gỗ lớn các loài Keo tai tượng, Keo lá tràm và bạch đàn trên lập địa sau khai thác ít nhất hai chu kỳ tại một số vùng trồng rừng tập trung. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam.

5. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình, 2005. Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu trong lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Beadle, C., 2006. Developing a strategy for pruning and thinning Acacia mangium to increase wood value. In: Potter, K., Rimbawanto, A., Beadle, C. (Eds.), Heart rot and root rot in tropical Acacia plantations. ACIAR, Yogyakarta, Indonesia.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

4

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Định, L.C., Bình``, V. Đức, Toàn, L.X., Nga, N.T.T., Thành, N.H., Thiện, H.V., Vui, N.T.K. và Hùng, P.T. 2024. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT GIỐNG VÀ LÂM SINH XÂY DỰNG MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG KEO TAI TƯỢNG CUNG CẤP GỖ LỚN TẠI QU ẢNG TRỊ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.