ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG, CƯỜNG ĐỘ TỈA THƯA ĐẾN TUỔI KHAI THÁC NHẰM CUNG CẤP GỖ LỚN ĐỐI VỚI RỪNG TRÀM LÁ DÀI TẠI HUYỆN THẠNH HÓA, TỈNH LONG AN


Các tác giả

  • Ngô Văn Ngọc Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Võ Trung Kiên Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Lê Thanh Quang Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Nguyễn Trọng Nam Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Nguyễn Trung Thông Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

Từ khóa:

Tràm lá dài,, tỉa thưa,, dự báo, đất phèn,

Tóm tắt

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng, cường độ tỉa thưa đến tuổi khai
thác nhằm cung cấp gỗ lớn đối với rừng Tràm lá dài (M. leucadendra) tại
huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Đây là nội dung thuộc Đề tài nghiên cứu
các biện pháp kỹ thuật trồng Tràm lá dài (M. leucadendra) thâm canh cung
cấp gỗ lớn đã được thực hiện từ năm 2014 tại Trạm thực nghiệm Lâm
nghiệp Thạnh Hóa. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm tìm ra được các công
thức trồng và tỉa thưa phù hợp cho trồng rừng cung cấp gỗ lớn. Nghiên cứu
được thực hiện với 9 công thức trồng và tỉa thưa (Cự ly trồng 2 × 2 m T0
không tỉa; cự ly trồng 1 × 2 m gồm có T1 không tỉa; T2 tỉa thưa 50% lúc 24
tháng; cự ly trồng 1 × 1 m gồm có T3 không tỉa; T4 tỉa 25% lúc 24 tháng;
T5 tỉa 25% lúc 24 tháng và 25% lúc 36 tháng; cự ly trồng 0,5 × 1 m gồm có
T6 không tỉa; T7 tỉa 50% lúc 24 tháng và T8 tỉa 50% lúc 24 tháng và 12,5%
lúc 36 tháng). Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3
lần lặp lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 100 m
2
. Kết quả của nghiên cứu
cho thấy rừng trồng đến 4,7 tuổi có sinh trưởng về đường kính của các công
thức có sự khác biệt có ý nghĩa (P <0,05). Công thức tỉa thưa T5 áp dụng
tỉa thưa (2 lần) có chỉ số đường kính đạt 9,0 cm cao hơn 2,0 cm so với công
thức T3 không tỉa là 7,0 cm; sinh trưởng về chiều cao của các công thức có
sự khác biệt có ý nghĩa (P <0,05). Công thức T1, T2, T5 và T8 có chỉ số
chiều cao bình quân tốt nhất ≈ 9,3 m; năng suất và chất lượng rừng trồng
thì công thức T1 và T5 là 02 công thức có triển vọng trong trồng rừng cung
cấp gỗn lớn. Trong đó, T5 là công thức được đánh giá tốt nhất có các chỉ số
D1,3 ≈ 9,0 cm; Hvn ≈ 9,3 m; MAI ≈ 25,0 m
3
/năm/ha và phẩm chất cây tốt
≈ 96% và kế đến là T1 có các chỉ số D1,3 ≈ 8,6 cm; Hvn ≈ 9,3 m; MAI ≈
24,3 m
3
/năm/ha và phẩm chất cây tốt ≈ 80%. Kết quả dự báo tuổi khai thác
rừng trồng Tràm lá dài đạt mục tiêu cung cấp gỗ lớn (D1,3 ≥ 16 cm) của
công thức T1 là 12,5 tuổi và T5 là 11,3 tuổi

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Văn Bản, 2002. Tài liệu hội thảo tổng kết Dự án phát triển kỹ thuật trồng rừng trên đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Phân Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ, TP Hồ Chí Minh.

2. Bùi Duy Ngọc, 2009. Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu sử dụng tổng hợp có hiệu quả gỗ Tràm” năm 2009 -Viện Nghiên cứu Công nghiệp Rừng.

3. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2010. Một vài thông tin chung về cây tràm. Sách cây Tràm Melaleuca, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. (Phạm Thế Dũng chủ biên), 168 trang.

4. Nguyễn Thị Hải Hồng, Nguyễn Trần Nguyên, Phùng cẩm Thạch và Kiều Tuấn Đạt, 2010. Khảo nghiệm loài/xuất xứ Tràm (Melaleuca) ở Đồng bằng sông Cửu Long. Sách cây Tràm Melaleuca, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. (Phạm Thế Dũng chủ biên), 168 .

5. Phạm Thế Dũng, 2012. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật bảo vệ và nâng cao độ phì của đất nhằm nâng cao năng suất rừng trồng bạch đàn, keo ở các luân kỳ sau, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học 2012, 140 trang.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

7

PDF Tải xuống

2

Cách trích dẫn

[1]
Ngọc, N.V., Kiên, V.T., Quang, L.T., Nam, N.T. và Thông , N.T. 2024. ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG, CƯỜNG ĐỘ TỈA THƯA ĐẾN TUỔI KHAI THÁC NHẰM CUNG CẤP GỖ LỚN ĐỐI VỚI RỪNG TRÀM LÁ DÀI TẠI HUYỆN THẠNH HÓA, TỈNH LONG AN. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3