ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ KINH DOANH RỪNG TRỒNG TẠI VÙNG U MINH HẠ, TỈNH CÀ MAU


Các tác giả

  • Ngô Văn Ngọc Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Kiều Tuấn Đạt Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Trần Thanh Cao Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Đặng Phước Đại Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Nguyễn Trung Thông Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Trần Quốc Khải Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ

Từ khóa:

Trồng rừng sản xuất,, hiệu quả đầu tư, , U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau

Tóm tắt

Nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả đầu tư kinh doanh rừng trồng tại vùng U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau” được thực hiện năm 2017 trên địa bàn 04 xã thuộc huyện U Minh. Nghiên cứu đã khảo sát, điều tra trên diện tích 527 ha rừng trồng năm 2012 với 04 mô hình chính: (1) Mô hình rừng trồng keo lai trên bờ
bao (2) Mô hình rừng trồng keo lai trên líp (3) Mô hình rừng trồng Tràm lá dài trên líp và (4) Mô hình rừng trồng Tràm ta trên líp. Sử dụng phương pháp điều tra sinh trưởng rừng, thu thập chi phí đầu tư và giá thành sản phẩm cây đứng để đánh giá hiệu quả kinh tế của từng mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Sinh trưởng rừng trồng sau 5 năm tuổi của các mô hình đều khá tốt, cho năng suất từ 19,8 - 47,2 m3/ha/năm. Trong đó, mô hình keo lai trên bờ bao có
năng suất cao nhất, ≈ 47 m3/ha/năm; kế đến là các mô hình keo lai và Tràm lá dài trên líp, đạt ≈ 34 m3/ha/năm và 32,8 m3 /ha/năm; mô hình Tràm ta cho năng suất thấp nhất 19,8 m3/ha/năm. Hiệu quả đầu tư kinh doanh rừng trồng của các mô hình khá cao: Giá trị lợi nhuận ròng trước thuế của mô hình keo lai trên bờ bao đạt hiệu quả cao nhất ≈ 89,7 triệu đồng/ha, kế đến là Tràm lá dài trên líp và keo lai trên líp với các giá trị tương ứng là 69,7 triệu đồng/ha và 59 triệu đồng/ha, thấp nhất là Tràm ta trên líp là 35 triệu đồng/ha; tỷ số lợi ích và chi phí của mô hình Tràm lá dài cao nhất là 2,34 lần, keo lai trên bờ bao 2,14 lần, keo lai và Tràm ta trên líp tương đương là 1,9 lần. Phân tích độ nhạy đã chỉ ra khi sản lượng và giá bán giảm 10% thì lợi nhuận ròng trước thuế vẫn ở mức cao từ 23 triệu đồng/ha đến 61,6 triệu đồng/ha. Trong đó, hai mô hình keo lai trên bờ bao và Tràm lá dài trên líp khá an toàn tương ứng là 61,6 triệu và 48,6 triệu đồng/ha

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thế Dũng, Kiều Tuấn Đạt, Trần Thanh Cao, 2011. Khảo sát phát triển cộng đồng vùng U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Báo cáo tổng kết công trình FSSIV-JICA, 2011.

2. Kiều Tuấn Đạt, Nguyễn Như Độ, Nguyễn Thành Thuân, 2017. Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chuyển hoá rừngkeo lai cung cấp gỗ lớn trên đất phèn ở vùng U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ ISBN: 978-604-913-664-1, 68 trang.

3. Ngô Văn Ngọc, Võ Ngươn Thảo, 2017. Năng suất và hiệu quả kinh tế rừng trồng keo lai tại vùng đất ngập lợchua phèn, tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, chuyên san năm 2017, ISSN: 1859 - 0373, trang 178 -187.

4. Tổng cục Lâm nghiệp, 2013. Tài liệu tập huấn hướng dẫn kỹ thuật điều tra rừng, 69 trang.

5. UBND tỉnh Cà Mau. Báo cáo quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030, 117 trang.

6. Vũ Đình Hưởng, 2017. Thực trạng nghiên cứu và phát triển trồng rừng tràm và keo lai trên đất phèn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học lâm nghiệp số đặc biệt năm 2017, ISSN: 1859 - 0373, trang 95 - 110.

7. Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ, 2017. Báo cáo kết quả điều tra, kiểm đếm, xác định giá trị cây rừng thuộc công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ, 46 trang

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

9

PDF Tải xuống

1

Cách trích dẫn

[1]
Ngọc, N.V., Đạt, K.T., Cao, T.T., Đại, Đặng P., Thông, N.T. và Khải, T.Q. 2024. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ KINH DOANH RỪNG TRỒNG TẠI VÙNG U MINH HẠ, TỈNH CÀ MAU. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2