ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH CÂY XOAN ĐÀO Ở MỘT SỐ TỈNH VÙNG TÂY BẮC


Các tác giả

  • Hoàng Văn Thắng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Cao Văn Lạng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Hoàng Văn Thành Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Hà Quang Anh Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Cấu trúc, tái sinh, Tây Bắc, Xoan đào

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh của cây Xoan đào ở các tỉnh Hòa Bình và Sơn La cho thấy, Xoan đào có phân bố tự nhiên trong các trạng thái rừng tự nhiên từ IIA, IIB đến IIIA2 và IIIA3. Trong các trạng thái rừng này, mật độ trung bình của cây Xoan đào trưởng thành từ 1 đến 33 cây trên 1 ha (trung bình là 8,7 cây/ha), tương ứng với tiết diện ngang và trữ lượng Xoan đào trong các trạng thái rừng này dao động trong khoảng G = 0,3-1,7 m2/ha và M = 2,0-11,7 m3/ha. Xoan đào có ý nghĩa về mặt sinh thái trong các trạng thái IIB và IIIA3 ở Hòa Bình với chỉ số IVI = 6,1-7,4%. Tầng cây cao thuộc các trạng thái rừng có Xoan đào phân bố ở khu vực nghiên cứu đã hình thành 2 nhóm ưu hợp khác nhau, trong đó chỉ có 1 ưu hợp có mặt của loài Xoan đào. Cây tái sinh Xoan đào trong các trạng thái rừng ở 2 tỉnh Hòa Bình và Sơn La dao động từ 93-126 cây/ha, trong đó 100% số cây Xoan đào tái sinh có nguồn gốc từ hạt và phần lớn đạt chất lượng tốt. Cây Xoan đào tái sinh có triển vọng trong các trạng thái rừng ở 2 tỉnh nghiên cứu chỉ đạt 1,01-1,37% so với tổng số cây tái sinh trên 1 ha. Số loài cây tái sinh tham gia vào công thức tổ thành loài dao động từ 3-13 loài. Xoan đào tái sinh tham gia vào công thức tổ thành với hệ số từ 5,56-6,06%. Cây tái sinh Xoan đào ở trạng thái rừng trong khu vực nghiên cứu bị đào thải rất mạnh theo các cấp chiều cao, giảm dần từ 1296 cây/ha ở cấp chiều cao nhỏ hơn 1m xuống còn 33 cây/ha ở cấp chiều cao lớn hơn 3m

Tài liệu tham khảo

1. Bộ NN&PTNT, 2009. Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 về Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng.

2. Bibian Michael Diway and Paul P.K. Chai, 2004. A study on the Vegetation of Batang Al National Park, Sarawak, Malaysia. Lee Ming Press.

3. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000. Giáo trình thực vật rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Trần Hợp, 2002. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Hải Tuất, Trần Quang Bảo, Vũ Tiến Hinh, 2011. Ứng dụng một số phương pháp định lượng trong nghiên cứu sinh thái rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Tuyên, 2017. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Xoan đào (Pygeum arboreum Endl.) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

7. Thái Văn Trừng, 1998. Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Nghiên cứu trường hợp khu vực: thảm thực vật rừng Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội (sách tái bản lần 3).

8. Soedjito H, 2015. Sifting cultivators, curators of forests and conservators of biodiversity. In Malcom FC Pub. Shifting cultivation and Environment change. Taylor & Francis Group.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

1

PDF Tải xuống

5

Cách trích dẫn

[1]
Thắng, H.V., Lạng, C.V., Thành, H.V. và Anh, H.Q. 2024. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH CÂY XOAN ĐÀO Ở MỘT SỐ TỈNH VÙNG TÂY BẮC. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 4