KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM BỔ SUNG KỸ THUẬT TRÔ ̀ NG RƯ ̀ NG BẠCH ĐÀN TẠI MỘT SỐ VÙNG SINH THÁI TRỌNG ĐIỂM


Các tác giả

  • Nguyễn Hoàng Nghĩa Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Phạm Quang Thu Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Minh Chí Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Trần Xuân Hưng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Bạch đàn,, chế phẩm MF1, phân bo ́ n, mật độ trồng, trô ̀ ng rư ̀ ng

Tóm tắt

Khảo nghiệm bổ sung kỹ thuật bón phân và mật độ trồng bạch đàn bă ̀ ng các giống tiến bộ kỹ thuật PN10, PN46, PN47, PN3D, PN21, PN108 tại Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa, Đắk Nông, Lâm Đồng, Kiên Giang và các giống SM16, SM23, EF24, EF39, CU91, U6 tại Cà Mau. Các thí nghiệm bao gồm hai công thức phân bón: (1) 200g NPK (5 - 10 - 3) + 200g phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh/cây, (2) 200g NPK (5 - 10 - 3) + 14g chế phẩm vi sinh MF1/cây và hai công thức mật độ trồng (1660 cây/ha và 1110 cây/ha). Sau ba năm, năng suất trung bình của các dòng bạch đàn ở các công thức bón MF1 vượt 18 - 41% so với bón phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh tại Yên Bái, Hòa Bình và Thanh Hóa. Năng suất trung bình không có sai khác đáng kể giữa hai công thức phân bón tại Đắk Nông, Lâm Đồng, Cà Mau và Kiên Giang. Sinh trưởng đường kính và chiều cao của các dòng bạch đàn có sự sai khác rõ giữa hai công thức mật độ trồng tại Yên Bái, Hòa Bình và Thanh Hóa ở tuổi 2, nhưng ở giai đoạn tuổi 3, không có sai khác đáng kể giữa hai công thức mật độ tại tất cả các địa điểm thí nghiệm. Các dòng bạch đàn sinh trưởng tốt nhất ở công thức bón 200g NPK + 14g MF1/cây với mật độ trồng 1660 cây/ha tại Yên Bái, Hòa Bình và Thanh Hóa, năng suất tương ứng ở tuổi 3 đạt 38,6m3/ha/năm, 36,2 m3/ha/năm và 23,6 m3 /ha/năm

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thế Dũng, Phạm Ngọc Cơ, Fuminori Miyatake, 2009. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng bạch đàn trên đất phèn ở Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Thông tin Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp, số 3/2003.

2. Phạm Thế Dũng, 2012. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật bảo vệ và nâng cao độ phì của đất nhằm nâng cao năng suất rừng trồng bạch đàn, keo ở các luân kỳ sau. Báo cáo tổng kết đề t ài, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

3. Đỗ Văn Nhạn , 2010. Xây dư ̣ ng mô hi ̀nh sa ̉ n xuâ ́ t thư ̉ trô ̀ ng keo , bạch đàn bằng các giống có năng suất cao đã đươ ̣ c công nhâ ̣ n. Báo cáo tổng kết dự án, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

4. Nguyễn Huy Sơn, 2008. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của keo lai và Bạch đàn Eucalyptus urophylla trên đất bazan thoái hóa ở Pleiku, tỉnh Gia Lai. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 3, tháng 3/2008.

5. Đoàn Văn Thu, 2006. Một số kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật cơ giới làm đất đến sinh trưởng và phát triển rừng trồng Bạch đàn urophylla. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ 1, tháng 4/2006.

6. Phạm Quang Thu, 2010. Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh vật hỗn hợp dạng viên nén cho bạch đàn và thông trên các lập địa thoái hóa nghèo chất dinh dưỡng. Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

9

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Nghĩa, N.H., Thu, P.Q., Chí , N.M. và Hưng, T.X. 2024. KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM BỔ SUNG KỸ THUẬT TRÔ ̀ NG RƯ ̀ NG BẠCH ĐÀN TẠI MỘT SỐ VÙNG SINH THÁI TRỌNG ĐIỂM. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết