THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRỒNG RỪNG CÂY BẢN ĐỊA Ở VIỆT NAM


Các tác giả

  • Nguyễn Xuân Quát Hội Khoa học Lâm nghiệp
  • Lê Minh Cường Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Cây bản địa,, thực trạng trồng rừng

Tóm tắt

Qua hơn 40 năm nghiên cứu và sử dụng cây bản địa để trồng rừng trên các vùng đã thu được nhiều kết quả nhưng cũng còn không ít hạn chế. Thành quả chính là sơ bộ chọn được gần 100 loài cây kể cả 30 loài cây nhập nội, bước đầu đáp ứng mục tiêu trồng rừng sản xuất và trồng rừng phòng hộ (theo Quyết định số 680/1986 của Bộ Lâm nghiệp cũ). Tiếp theo đã chọn được 50-52 loài cây bản địa cho trồng rừng sản xuất
cung cấp gỗ lớn, gỗ nhỏ và lâm sản ngoài gỗ (theo Quyết định số 16/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT) bao gồm cả cây lá rộng, lá kim, tre mây và cây thân thảo. Theo đó có 28 loài (11 loài gỗ lớn) đã được nghiên cứu tương đối có hệ thống và 50 loài đã được đưa vào sản xuất với quy mô khác nhau. Gần 22 loài cây gỗ lớn được trồng trên diện
tích hàng trăm đến hàng ngàn hecta nhưng cũng chỉ mới có 18 loài có tiêu chuẩn ngành về quy trình hay quy phạm kỹ thuật trồng rừng. Như vậy, chúng ta đã có một tập đoàn cây bản địa để trồng rừng rất phong phú về số lượng loài, rất đa dạng về chủng loại và sản phẩm, thành quả đó là vô cùng quan trọng. Hạn chế chính là tập đoàn cây trồng rừng còn quá nhiều chủng loài, dàn rộng và thiếu tập trung cho những cây mũi nhọn. Phần lớn các loài được xác định chủ yếu dựa trên c ơ
sở tổng kết kinh nghiệm và định tính còn thiếu những kết quả nghiên cứu theo chiều sâu, thiếu những nghiên cứu có cơ sở làm căn cứ vững chắc để xây dựng kỹ thuật một cách hệ thống và khép kín. Đáng chú ý là chưa có các khảo nghiệm mở rộng hay sản xuất thực nghiệm trên nhiều vùng, nhiều lập địa cũng như chuyển giao tiến bộ k ỹ thuật
một cách kịp thời và cuối cùng là chưa tập trung ưu tiên cho một số loài cây chủ lực có tính mũi nhọn cho sản phẩm có giá trị cao, nhất là đối với xuất khẩu. Để khắc phục các hạn chế đó, bên cạnh việc tận dụng những gì đã có nên tập trung ưu tiên nghiên cứu một cách hoàn chỉnh theo chiều sâu, có hệ thống cho 4-5 loài cây chủ lực là loài cây bản địa lá rộng có giá trị cao nhất, ví dụ như: Giổi xanh, Lát hoa, Dầu
rái, Sao đen, Sồi phảng. Cần nghiên cứu hoặc nghiên cứu bổ sung về đặc điểm lâm học, sinh lý, sinh thái, đất đai lập địa, chọn giống nhân giống và tạo cây giống, kỹ thuật và phương thức trồng, nuôi dưỡng, bảo vệ và quản lý lập địa, tính chất gỗ, khai thác gắn với chế biến và thị trường theo định hướng trồng rừng công nghiệp, trồng rừng sản xuất
thương mại chú ý quy mô tiêu điền thu hút các hộ dân cùng tham gia.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ NN và PTNT - Cục LN, 2005. Danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo các vùng sinh thái lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

2. Lê Minh Cường, 2008. Báo cáo tổng kết công trình: Điều tra thực trạng trồng rừng tại các địa phương theo thành phần kinh tế và cơ cấu cây lâm nghiệp. Cục Lâm nghiệp

3. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 1994. Cơ cấu loài cây dùng để trồng rừng và phát triển lâm nghiệp cho các vùng lâm nghiệp trên toàn quốc. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2001. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp (1991 -1995). NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2005. Sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2010. Kết quả nghiên cứu của nghiên cứu sinh tập 1, 2, 3, 4, 5, 6. NXB Nông nghiệp, Hà Nội

7. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2010. Bốn mươi năm đào tạo sau đại học (1982 - 2012). NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2010. Kỹ thuật trồng một số loài cây bản địa thân gỗ. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Vụ KHCN và chất lượng sản phẩm - Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2001 và 2002. Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh tập 1, 2, 3, ., NXB Nông nghiệp, Hà Nội

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

66

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Quát, N.X. và Cường, L.M. 2024. THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRỒNG RỪNG CÂY BẢN ĐỊA Ở VIỆT NAM. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết