MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA SÂU TRE (Omphisa fuscidentalis Hampson)


Các tác giả

  • Hoàng Thị Hồng Nghiệp Trường Cao đẳng Sơn La
  • Nguyễn Thế Nhã Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Hình thái, Sâu tre, Omphisa fuscidentalis

Tóm tắt

Sâu tre (Omphisa fuscidentalis Hampson) thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera),
họ Bướm Cỏ (Crambidae). Sâu tre là thực phẩm ưa thích của người dân
miền núi. Sâu non Sâu tre có 13 đốt thân, 3 đôi chân ngực, 5 đôi chân bụng,
miệng nhai, không có mắt kép, có 5 mắt đơn ở gần gốc rầu đầu. Râu đầu rất
ngắn với 2 đốt; loại nhộng màng; trưởng thành dạng ngài, có kiểu miệng
vòi hút. Sâu tre thuộc nhóm côn trùng biến thái hoàn toàn. Vòng đời kéo dài
12 tháng. Pha sâu non gồm 5 tuổi và kéo dài khoảng 9 tháng. Sâu non tuổi 1
xâm nhập vào cây tre bằng cách đục một lỗ trên lóng măng. Thời gian phát
triển của pha nhộng trong vòng 40 - 60 ngày. Kiểu nhộng treo ngược đầu.
Màu sắc của nhộng thay đổi theo thời gian phát triển. Sau khi vũ hóa được
một vài giờ, trưởng thành tìm cặp để giao phối. Quá trình giao phối diễn ra
vào ban đêm. Trứng được đẻ thành cụm, khoảng 80 - 130 trứng lên bẹ của
măng mới mọc. Thời gian phát triển ở giai đoạn trứng khoảng 12 ngày và
tuổi thọ của trưởng thành khoảng 8 ngày. Sâu tre có một lứa trong một năm.
Trưởng thành thường xuất hiện vào tháng 7. Trứng được đẻ từ đầu tháng 8
đến giữa tháng 8. Giai đoạn sâu non kéo dài từ cuối tháng 8 năm trước đến
đầu tháng 5 của năm sau. Từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 6 sâu non hóa
nhộng. Sâu non Sâu tre có một thời gian dài rơi vào trạng thái tạm ngừng
phát dục (diapause), kéo dài từ cuối tháng 10 năm trước đến đầu tháng 5
của năm sau. Sâu tre có nhiều kẻ thù tự nhiên như chim gõ kiến, thạch
thùng và một số loài kiến ăn sâu.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh và Trần Văn Mão, 2001. Điều tra, dự tính, dự báo sâu bệnh hại trong lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Kayikananta L., 2000. Biological study and rearing techniques on bamboo caterpillar, Omphisa fuscidentalis Hampson, In bamboo 2000. International Symposium, 2 - 4 August, Chiang Mai, Thailand, pp.186 - 195.

3. Leksawasdi P., 2001. Bamboo caterpillar in Thailand, Khon Kaen Agriculture Journal, 29(1): 15 - 21 (In Thai.)

4. Singtripop T., Wanichacheewa S., Tsuzuki S. and Sakurai S., 1999. Larval growth and diapause in a tropical moth (Omphisa fuscidentalis Hampson), Zoological science, 16(5): 725 – 733.

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

12

PDF Tải xuống

2

Cách trích dẫn

[1]
Nghiệp, H.T.H. và Nhã, N.T. 2024. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA SÂU TRE (Omphisa fuscidentalis Hampson) . TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết