SỬ DỤNG ẢNH VIỄN THÁM ĐỂ ƯỚC TÍNH SINH KHỐI RỪNG TRÊN MẶT ĐẤT: THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG


Các tác giả

  • Bảo Hồ Đình Trường Đại học Tây Nguyên

Từ khóa:

Giám sát carbon rừng, sinh khối rừng trên mặt đất, viễn thám

Tóm tắt

Định lượng sinh khối rừng trên mặt đất (AGB) là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong giám sát biến đổi khí hậu toàn cầu. Kỹ thuật viễn thám đã phát triển trở thành một công cụ hữu hiệu không thể thiếu trong tiến trình này. Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến xây dựng các nguyên tắc, nguồn dữ liệu cũng như phương pháp sử dụng viễn thám khác nhau để ước tính. AGB được ước tính dựa trên các chỉ số ảnh viễn thám kết hợp với dữ liệu điều tra ô mẫu trên mặt đất. Các nguồn dữ liệu thường được sử dụng là ảnh vệ tinh quang học, ảnh vệ tinh siêu cao tần, ảnh LiDAR. Mỗi loại nguồn dữ liệu đều có các ưu và nhược điểm riêng trong việc ước tính AGB. Cho dù vậy, viễn thám vẫn được dự đoán sẽ đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong ước tính AGB vì nó cung cấp cơ sở lý thuyết để nghiên cứu chu trình carbon, dữ liệu cho việc mua bán tín chỉ carbon cũng như trong giám sát rừng. Bên cạnh đó, các phương pháp mô hình hóa khác nhau cũng mang lại kết quả ước tính khác nhau phụ thuộc vào tính sẵn có của dữ liệu đầu vào và sai số trong ước lượng. Tuy nhiên, để ước tính AGB một cách nhanh chóng, chính xác và chi phí thấp vẫn đang là một thách thức và cần tiếp tục được quan tâm trong nghiên cứu lâm nghiệp

Tải xuống

Số lượt xem: 17
Tải xuống: 32

Đã xuất bản

28-05-2024

Cách trích dẫn

[1]
Hồ Đình, B. 2024. SỬ DỤNG ẢNH VIỄN THÁM ĐỂ ƯỚC TÍNH SINH KHỐI RỪNG TRÊN MẶT ĐẤT: THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 6 (tháng 5 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết