NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU KÉO BÁM VÀ LÀM VIỆC CỦA LIÊN HỢP MÁY CÀY CHĂM SÓC RỪNG


Các tác giả

  • Tô Quốc Huy Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Đoàn Văn Thu Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Nhật Chiêu Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Đất dốc lâm nghiệp, đặc tính kéo bám, hệ thống di động máy kéo bánh

Tóm tắt

Các chỉ tiêu kéo bám và làm việc của liên hợp máy (LHM) canh tác trong lâm nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ kết cấu, kỹ năng điều khiển, đặc điểm địa hình, tính chất đất đai,... đến yêu cầu kỹ thuật canh tác. Việc xác định các chỉ tiêu này bằng các công thức, phương trình toán học khó đảm bảo độ chính xác, đầy đủ cũng như sự biến thiên và quan hệ giữa chúng. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã xác định được một số thông số kỹ thuật, chỉ tiêu kéo bám và làm việc quan trọng trên cơ sở thiết lập hệ thống thiết bị thí nghiệm đo hiện đại. Trên đất lâm nghiệp, hệ số cản lăn (f) của máy kéo Yanmar F535D lắp hệ thống di động cải tiến có giá trị từ 0,081 - 0,089, lớn hơn từ 2,3 - 3,1% so với khi lắp hệ thống di động nguyên bản; hệ số bám (φ x) đạt từ 0,695 đến 0,752, tăng từ 10,93 - 13,59% so với hệ thống di động nguyên bản; hệ số lực cản riêng của cày chảo Kc = 32.620 N/m 2 khi cày với độ sâu hc = 0,075 m và K c = 37.693 N/m 2 khi h c = 0,1 m; LHM làm việc khá ổn định ở góc dốc trên 10 0 đến 12,3 0 , năng suất đạt từ 0,33 ha/h đến 0,47 ha/h. Kết quả nghiên cứu cũng xây dựng được đặc tính kéo bám thực nghiệm của hệ thống di động cải tiến trên đất lâm nghiệp, quan hệ giữa hiệu suất kéo và độ trượt ηk = f(δ), đây là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tính năng kỹ thuật của máy kéo, đồng thời làm cơ sở xác định chế độ làm việc phù hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng.

Tài liệu tham khảo

1. Hàn Trung Dũng, Trịnh Huy Đỗ, 2018. Thiết kế và thử nghiệm hệ thống thiết bị treo 3 điểm dùng để đo lực cản của máy nông nghiệp trong điều kiện sản xuất. Tạp chí Cơ khí Việt Nam số đặc biệt tháng 10.

2. Tô Quốc Huy, Nông Văn Vìn, Đoàn Văn Thu, 2020. Xây dựng mô hình động lực học kéo của liên hợp máy kéo với cày chảo khi làm việc trên dốc ngang; Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 16 (ISSN 1859 - 4681);

3. Tô Quốc Huy, Đoàn Văn Thu, Bùi Việt Đức, 2020. Kết quả nghiên cứu cải tiến hệ thống di động máy kéo làm việc trên đất nông, lâm nghiệp. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 5.

4. Nguyễn Nhật Chiêu, 2005. Đo lường và khảo nghiệm máy, Tập bài giảng chương trình sau đại học, Đại học Lâm nghiệp.

5. Nông Văn Vìn, 2013. Động lực học chuyển động ô tô máy kéo. Giáo trình, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

6. https://www.keletagro.com/en/compact-tractors/used-japanese-compact-tractors/t-2007/yanmar-f535d. Ngày truycập: 17 tháng 5 năm 2019.

7. http://www.ae.metu.edu.tr/seminar/strain-gage/Day2/spider8.pdf. Ngày truy cập: 30 tháng 3 năm 2018

Tải xuống

Số lượt xem: 2
Tải xuống: 1

Đã xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Huy, T.Q., Thu, Đoàn V. và Chiêu, N.N. 2024. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU KÉO BÁM VÀ LÀM VIỆC CỦA LIÊN HỢP MÁY CÀY CHĂM SÓC RỪNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết