MỨC ĐỘ BIẾN DỊ VỀ SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG THÂN CÂY GIỮA CÁC XUẤT XỨ VÀ GIA ĐÌNH MỠ TRONG CÁC KHẢO NGHIỆM HẬU THẾ


Các tác giả

  • Phí Hồng Hải Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • La Ánh Dương Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Bùi Thế Đồi Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Mỡ, Manglietia conifer, biến dị, xuất xứ, gia đình

Tóm tắt

Nghiên cứu mức độ biến dị về sinh trưởng và chất lượng thân cây giữa các
xuất xứ và gia đình Mỡ được thực hiện ở tuổi 3 trong ba khảo nghiệm xuất
xứ - hậu thế tại Tuyên Quang, Yên Bái và Nghệ An. Kết quả đánh giá cho
thấy có sự sai khác rõ rệt về sinh trưởng (thể tích thân cây và đường kính
hoặc chiều cao tùy từng khảo nghiệm) và chất lượng thân cây giữa các xuất
xứ trong khảo nghiệm tại Tuyên Quang và Yên Bái, nhưng không có sự
khác biệt về cả sinh trưởng và chất lượng thân cây giữa các xuất xứ và gia
đình trong khảo nghiệm tại Nghệ An. Tại Tuyên Quang, 2 xuất xứ có sinh
trưởng tốt nhất là Tuyên Quang, Nghệ An và vượt giá trị trung bình toàn
khảo nghiệm lần lượt là 26,3% và 10,5%. Tại Yên Bái, 3 xuất xứ có sinh
trưởng tốt nhất là Tuyên Quang, Bắc Kạn và Nghệ An, vượt từ 12,8 -21,1% so với giá trị trung bình toàn khảo nghiệm.
Mức độ biến dị giữa các gia đình Mỡ trong các khảo nghiệm là rất lớn.
Phân tích thống kế cho thấy có sự sai khác rõ rệt về sinh trưởng và chất
lượng thân cây giữa các gia đình ở cả Tuyên Quang và Yên Bái, tuy nhiên
cũng không có sự sai khác tại khảo nghiệm ở Nghệ An. Chọn lọc 5 gia đình
sinh trưởng và chất lượng thân cây tốt nhất tại các khảo nghiệm đều có độ
vượt lớn so với trung bình khảo nghiệm, biến động từ 11,5% tới 97,8% cho
sinh trưởng và từ 9,8% tới 28,8% cho độ thẳng thân cây. Đây là những gia
đình rất có triển vọng để phát triển cho trồng rừng gỗ lớn.

Tài liệu tham khảo

1. Đào Xuân Thu, 2011. Nâng cao chất lượng gỗ Mỡ rừng trồng bằng phương pháp biến tính hóa học. Luận án Tiến sỹ kỹ thuật. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 96 trang.

2. Hà Huy Thịnh, Phí Hông Hải, Nguyễn Đức Kiên, 2011. Chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam (Tập IV). NXB Nông nghiệp. 172 trang.

3. Lâm Công Định, 1965. Sinh trưởng của Mỡ trong các khu vực đã trồng. Tập san Lâm nghiệp số 10 năm 1965, trang 10.

4. Lê Đình Khả, 1996. Nhân giống cây Mỡ Bằng hom. Tạp chí Lâm nghiệp, số 10.

5. Lê Đình Khả, Hoàng Thanh Lộc, Phạm Văn Tuấn, 1986. Chọn lọc các cây Mỡ mọc nhanh có hình dáng tốt cho vùng trung tâm. Kết quả nghiên cứu khoa học về chọn giống cây rừng (Tập 1). NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 79 - 139.

6. Nguyễn Bá Chất, 2002. Cây Mỡ trong sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp.

7. Nguyễn Hữu Thiện, 2012. Chuyển hóa rừng trồng Mỡ (Manglietia glauca Dandy) và Sa mộc (Cunninghamia lanceolata Hook) sản xuất gỗ nhỏ thành rừng trồng cung cấp gỗ lớn ở miền Bắc Việt Nam. Luận án Tiến sỹ. Trường Đại học Lâm nghiệp. 96 trang.

8. Phí Hồng Hải, 2018. Tăng thu di truyền thực tế về sinh trưởng, chất lượng thân cây và tỷ lệ gỗ xẻ của các giống Keo lá tràm chọn lọc so với giống đại trà sau 15 năm trồng tại Quảng Trị. Tạp chí KHLN số 1: 27-35

9. Phí Hồng Hải, Lê Ngọc Triệu, Trần Văn Tiến, La Ánh Dương, 2019. Phân tích đặc điểm di truyền cây Mỡ(Manglietia conifera Dany) dự tuyển ở các quần thể rừng trồng vùng miền Bắc và miền Trung Việt Nam bằng chỉ thị phân tử ISSR và ScoT. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Số chuyên đề “Giống cây trồng, Vật nuôi” Số Tháng 5/2019: 74-80.

10. Võ Đại Hải, 2007. Kết quả nghiên cứu sinh khối cây cá lẻ Mỡ trồng thuần loài vùng Trung tâm Bắc Bộ Việt Nam. Tạp chí NN&PTNT, số 14/2007: 37-43.

11. Vũ Tiến Hinh và Phạm Ngọc Giao, 1997. Giáo trình điều tra rừng. Trường Đại học Lâm nghiệp.

12. Williams, E.R; Matheson, A.C. and Harwood, C.E., 2002. Experimental design and analysis for use in tree improvement. CSIRO publication, 174 papes.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

4

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Hải, P.H., Dương, L. Ánh và Đồi, B.T. 2024. MỨC ĐỘ BIẾN DỊ VỀ SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG THÂN CÂY GIỮA CÁC XUẤT XỨ VÀ GIA ĐÌNH MỠ TRONG CÁC KHẢO NGHIỆM HẬU THẾ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết