XÁC ĐỊNH TUỔI KHAI THÁC TỐI ƯU CHO RỪNG TRỒNG KEO TAI TƯỢNG TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN


Các tác giả

  • Nguyễn Đăng Cường Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
  • Cao Thị Thu Hiền Khoa Lâm học, Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Bùi Mạnh Hưng Khoa Lâm học, Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Văn Bích Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Tuổi thành thục số lượng,, tuổi thành thục kinh tế, Keo tai tượng,, hiệu quả kinh tế, Thái Nguyên

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế cho rừng trồng Keo tai tượng cung cấp nguyên liệu giấy và dăm gỗ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, thuộc khu vực Đông Bắc Việt Nam. Tổng số 140 ô tiêu chuẩn (OTC) từ tuổi 2 đến tuổi 9, được bố trí theo phương pháp hệ thống nằm trải đều trên địa bàn tỉnh để đo lường các chỉ tiêu sinh sưởng của cây. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng tiến hành điều tra để thu thập thông tin về chi phí đầu tư cho rừng trồng, giá gỗ, chí phí khai thác và thu nhập từ bán gỗ,... Mô hình sản lượng được sử dụng để ước lượng tuổi thành thục số lượng, trong khi đó chỉ tiêu NPV và LEV được sử dụng để xác định tuổi thành thục kinh tế. Kết quả cho thấy mối tương quan giữa sản lượng với tuổi và mật độ lâm phần được mô phỏng theo dạng phương trình 2 16,9 1345,7 t.N t M 255,3 e
  
  
. Dựa trên mô hình sản lượng này, tuổi thành thục số lượng của loài Keo tai tượng được xác định là tuổi 6. Tuổi thành thục kinh tế xác định cho một chu kỳ riêng lẻ (dựa vào giá trị NPV) là tuổi 8 với NPV đạt 30 triệu đồng/ha, trong khi đó nếu xác định cho nhiều chu kỳ trồng rừng
liên tục (dựa vào chỉ số LEV) thì tuổi thành thục kinh tế là ở tuổi 6 với giá trị LEV đạt 71,3 triệu đồng/ha. Khi giả định giá gỗ tăng lên 20% và 40% thì tuổi thành thục kinh tế không thay đổi khi xem xét đến cả đơn luân kỳ và nhiều luân kỳ. Tuổi thành thục kinh tế được xác định dựa trên chỉ số LEV không thay đổi khi giả định tỷ lệ chiết khấu tăng hoặc giảm. Ngược lại, tuổi thành thục kinh tế được xác định dựa trên chỉ số NPV có sự dao động khi thay đổi tỷ lệ chiết khấu. Kết quả này chỉ ra rằng, chỉ số LEV ổn định hơn chỉ số NPV trong xác định tuổi thành thục kinh tế

Tài liệu tham khảo

1. Appanah, S, 2000. Proceedings of the fourth Conference on Forestry and Forest Products Research. Kepong, Kuala Lumpur, Malaysia: Forest Research Institute Malaysia, pp. 514.

2. Binkley C.S., 1987. When is the optimal economic rotation longer than the rotation of maximum sustained yield?. Journal of Environmental Economics and Management 14 (2), 152 - 158.

3. Burkhart H.E and Tomé M., 2012. Modeling Forest Trees and Stands. Springer Science+Business Media Dordrecht, pp. 461.

4. Chang, J.S, 1982. Rotation age, management intensity, and the economic factors of timber production: do change in stumpage price, interest rate, generation cost, and forest taxation matter?. Forest Science, 29 (2) pp 267 - 278.

5. Chang, J.S, 1984. A simple production function model for variable density growth and yield modeling. Canadian Journal of Forest Research, 14,783 - 788.

6. Dung N.H và Chang Y.Y, 2011. Optimum harvesting time and clone choices for eucalyptus growers in Vietnam.Forest Policy and Economics 15 (2012) 60 - 69.

7. Anh Tuân, 2013. nh chu k kinh doanh t ng tr ng keo lai m kinh t t i công ty

Lâm nghi Tp chí Khoa hc Lâm nghip 4 (2013), 3049 - 3059.

8. n, 2019. Nghiên c nh tu i thành th c công ngh và thành th c kinh t c a các mô hình r ng tr ng keo lai và k ng trên mt s vùng sinh thái tr c B , Trung B ).Báo cáo tng k tài. Vi n Khoa h c Lâm nghip Vit Nam, Hà N i, 147 trang.

9. Faustmann, M., 1849. Calculation of the value which forest land and immature stands possesses for forestry. In: Martin Faustmann and the Evolution of Discounted Cash Flow. Pap. 42, Commonwealth Forest Institute, Oxford (1968, Transl. W. Linnard), 18 - 34.

10. Fridah N, Richard M. and Jane K.M., 2018. Determination of optimal rotation period for management of lumbering forests in Kenya. Journal of Sustainable Forestry 1 - 16.

11. Heriansyah I., Miyakuni K., Kato T., Kiyono Y. and Kanazawa Y, 2007. Growth characteristics and biomass accumulations of Acacia mangium under different management practices in Indonesia. Journal of Tropical Forest Science 19 (4), 226 - 235.

12. Kamo K., Vacharangkura T., Tiyanon S., Viriyabuncha C., Thaingam R. and Sakai, M, 2009. Response of unmanaged Acacia mangium plantations to delayed thinning in North - east Thailand. Journal of Tropical Forest Science 21 (3), 223 - 234.

13. Kula E. and Gunalay Y., 2011. Carbon sequestration, optimum forest rotation and their environmental impact.Environmental Impact Assessment Review 37 18 - 22.

14. Nguyn Quang Hà, 2014. nh t l chi t kh nh giá tài sn và phân tích d Tp chí

Khoa h c và Công ngh Lâm nghip s 1, 107 - 103.

15. Nguyn Quang Hà, Thanh Tân, 2016. Nghiên c nh chu k kinh doanh r ng tr ng tTp chí Nghiên c u Kinh t 7(458): 41 - 47.

16. Sein C.C. and Mitlöhner R, 2011. Acacia mangium Willd. Ecology and silviculture in Vietnam. CIFOR, Bogor, Indonesia, pp. 26.

17. Torres V, Danny A, Del V, Jorge I, 2007. Growth and yield modelling of Acacia mangium in Colombia. In: New Forests 34 (3), 293 - 305.

18. Trn Th Thanh Tân, 2017. S d ng mô hình Faustmann nh nh luân k khai thác

t ng tr ng g l n. Tp chí Kinh t và Phát trin, s 236(II), 64 - 72.

19. Trihybrid plantations for a range of climates and soils in Vietnam. Forest Ecology and Management, 367: 97 - 111.

20. T ng, 2011. ng ph t r ng Thái Nguyên, n t i bi u nhân dân, Hà N i, Vi t

Nam. Xem ngày 14 tháng 5. Có ti link sau: http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=82&NewsId=219373

21. n Hinh, 2012. u tra r ng. NXB Nông nghip, Hà N i, pp 204.

22. Wagner J.E, 2012. Forestry Economics: A Managerial Approach. Routledge, Taylor & Francis Group. 320pp.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

3

PDF Tải xuống

1

Cách trích dẫn

[1]
Cường, N. Đăng, Hiền, C.T.T., Hưng, B.M. và Bích, N.V. 2024. XÁC ĐỊNH TUỔI KHAI THÁC TỐI ƯU CHO RỪNG TRỒNG KEO TAI TƯỢNG TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết