ĐỘ BỀN TỰ NHIÊN CỦA GỖ THỊ (Diospyros decandra Lour) LÀM MỘC BẢN TẠI CHÙA BỔ ĐÀ VÀ CHÙA VĨNH NGHIÊM, TỈNH BẮC GIANG


Các tác giả

  • Nguyễn Thi Bích Ngọc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Bùi Thị Thủy Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Hoàng Thị Tám Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

Từ khóa:

Diospyros decandra Lour, độ bền tự nhiên,, mộc bản

Tóm tắt

Mộc bản là di sản vô giá của dân tộc. Ngoài giá trị về Phật giáo, mộc bản còn phản ánh trình độ khắc điêu luyện, trình độ mỹ thuật, văn hóa của người Việt xưa. Hiện nay, tại Bắc Giang có 2 kho mộc bản đang được lưu giữ, bảo quản tại chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà. Những tư liệu lịch sử được ghi lại và những kết quả nghiên cứu đã xác định chất liệu gỗ làm Mộc bản của chùa Vĩnh Nghiêm và Bổ Đà là gỗ Thị (Diospyros decandra Lour). Với đặc điểm mềm khi mới chặt hạ nhưng đanh cứng khi khô, thớ gỗ mịn, sáng màu, không có lõi dác phân biệt... thuận lợi cho quá trình chạm khắc chế tác Mộc bản, đồng thời đảm bảo cho các nét chữ trên Mộc bản và cả tấm Mộc bản được bền lâu theo thời gian. Kết quả nghiên cứu cho thấy gỗ Thị có độ bền tự nhiên trung bình với nấm mục Pleurotus ostreatus Kumm. Gỗ Thị có độ bền tự nhiên trung bình với mối Coptotermes gestroi Wasmann. Gỗ Thị có độ bền tự nhiên kém với nấm mốc Aspergillus niger Van Tieghem. Để bảo tồn, phát huy giá trị di sản mộc bản, cần phải có các giải pháp kiểm soát sinh vật hại gỗ đồng thời điều tiết tiểu khí hậu trong nhà kho lưu trữ để giảm thiểu các nguy cơ gây hại tới mộc bản.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Hà, 2009. Nghiên cứu cơ sở khoa học để bảo quản tài liệu Mộc bản. Báo cáo đề tài nghiên cứu 2008 - 98 - 01. Cục văn thư lưu trữ Nhà nước, 87tr.

2. Lê Văn Lâm, Nguyễn Thị Bích Ngọc, 2006. Nghiên cứu công nghệ bảo quản chế biến gỗ rừng trồng, Báo cáo khoa học đề tài cấp Bộ, Bộ Nông nghiệp và PTNT.

3. Nguyễn Hồng Minh, 2013. Nghiên cứu đánh giá độ bền tự nhiên của gỗ Xoan nhừ Choerospondias axillaris đối với khả năng chống chịu nấm mục, côn trùng hại gỗ. Báo cáo chuyên đề thuộc đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu kỹ thuật trồng cây Xoan nhừ (Choerospondias axillaris) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh miền núi phía Bắc”.

4. Bùi Duy Ngọc, 2014. Nghiên cứu đánh giá độ bền tự nhiên của gỗ Cáng lò, Vối thuốc và Xà cừ lá nhỏ với nấm mốc A. niger. Báo cáo chuyên đề thuộc đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu sử dụng gỗ Cáng lò (Betula alnoides), Vối thuốc (Schima wallichii), Xà Cừ lá nhỏ (Swietenia microphylla) để sản xuất đồ mộc”.

5. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Hoàng Trung Hiếu, Lê Ngọc Hoan, 2015. Hiện trạng Mộc bản Phật giáo tại chùa Bổ Đà

và chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang, Tạp chí Lâm nghiệp số 4 - pp. 4151 - 4160.

6. TCCS 01:2016/KHLN - CNR, Bảo quản Lâm sản - Kiểm nghiệm hiệu lực của thuốc bảo quản chống mối.

7. Tiêu chuẩn ASTM - 3345: 1986. Phương pháp đánh giá khả năng phòng chống mối của gỗ và vật liệu cellulose trong phòng thí nghiệm.

8. Tiêu chuẩn TC 38 WI 087:2004. Độ bền của gỗ và các sản phẩm từ gỗ - Phương pháp xác định độ bền tự nhiên của gỗ chống nấm hại gỗ - Phần 1: Basidiomycetes.

9. TCVN 8043:2009. Gỗ - Chọn và lấy mẫu cây, mẫu khúc gỗ để xác định các chỉ tiêu cơ lý

10. TCVN 8044, 2014. Gỗ - Phương pháp lấy mẫu và yêu cầu chung đối với thử nghiệm cơ lý của mẫu nhỏ từ gỗ tự nhiên.

11. Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới. http://www.vietnamtourism.com/disan/index.php?catid=32

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

10

PDF Tải xuống

4

Cách trích dẫn

[1]
Ngọc, N.T.B., Thủy, B.T. và Tám, H.T. 2024. ĐỘ BỀN TỰ NHIÊN CỦA GỖ THỊ (Diospyros decandra Lour) LÀM MỘC BẢN TẠI CHÙA BỔ ĐÀ VÀ CHÙA VĨNH NGHIÊM, TỈNH BẮC GIANG. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết