NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Khiết Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT 1

Từ khóa:

Rừng trồng sản xuất, đánh giá hiệu quả, khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự chênh lệch đáng kể về mức độ yêu cầu và mức độ thực có của một số nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh rừng trồng đạt hiệu quả cao nhất. Cụ thể, đối với nhóm các yếu tố kỹ thuật: tỷ lệ (%) giữa mức độ thực có và mức độ yêu cầu (theo đánh giá từ người trồng rừng) ở hai tỉnh Quảng Ninh và Phú Thọ chỉ đạt từ 84,4% đến 94,4% tương ứng với từng nhân tố ảnh hưởng. Tích hợp các nhân tố lại thì chỉ đạt 59,9%, hay nói cách khác thực trạng các nhân tố kỹ thuật trồng rừng ở các địa phương chỉ đáp ứng được 59,9% so với yêu cầu. Đối với nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội: Sự chênh lệch về mức độ yêu cầu và mức độ đáp ứng là tương đối lớn tại các điểm nghiên cứu. Cụ thể tỷ lệ (%) chênh lệch biến động từ 76,9% đến 100% tương ứng với từng nhân tố ảnh hưởng. Tích hợp các nhân tố lại thì chỉ đạt 57,9%, hay nói cách khác thực trạng các nhân tố kinh tế xã hội phục vụ trồng rừng ở các địa phương chỉ đáp ứng được 57,9% so với yêu cầu. Các giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng chính là việc thực hiện các hoạt động nhằm tăng tỷ lệ từ mức hiện có lên đến mức tiệm cận 100% để đảm bảo hiệu quả rừng trồng đạt mức tối đa.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Khiết, Nguyễn Phiên Ngung, Nguyễn Thị Hải Yến, Dương Hương Quế, Đặng Xuân Nga, Đàm Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Như Hải 2012. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả trồng rừng sản xuất khu vực miền núi phía Bắc. Đề tài cấp cơ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Vũ Nhâm, 2002. Phương pháp đánh giá rừng trồng có tham gia, Trường Đại học Lâm nghiệp.

3. Trung tâm Lâm nghiệp Xã hội, 2000. Bài giảng quản lý lâm nghiệp xã hội, Trường Đại học Lâm nghiệp.

4. Cao Doanh Thịnh, 1998. Thử nghiệm ứng dụng một số phương pháp định lượng có trọng số để so sánh hiệu quả kinh tế và môi trường của một số dự án Lâm nghiệp tại khu vực phòng hộ đầu nguồn sông Đà, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Lâm nghiệp.

5. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.

6. Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện DA 661.

7. Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

8. Quyết định số 178/TTg ngày 12/11/2001 về quyền lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao được thuê khoán rừng và đất lâm nghiệp.

9. Trần Hữu Dào, 1995. Đánh giá hiệu quả kinh doanh trồng Quế của các hộ gia đình ở Văn Yên - Yên Bái, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Lâm nghiệp.

10. Đoàn Hoài Nam, 1996. Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế - sinh thái của một sô mô hình rừng trồng tại Yên Hưng - Hàm Yên - Tuyên Quang, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Lâm nghiệp.

11. Phạm Xuân Thịnh, 2002. Đánh giá tác động dự án KFW2 tại vùng dự án Tân Hoa huyện Lục N gạn tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Lâm nghiệp

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

19

PDF Tải xuống

4

Cách trích dẫn

[1]
Khiết, N.V. 2024. NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết